Tin Tức

Các bệnh thường gặp trên dưa lưới và cách phòng trị

by in Chăm sóc sức khỏe, Chế biến thực phẩm Tháng Năm 27, 2021

Dưa lưới là một trong những loại trái cây tươi đang được tiêu thụ với số lượng lớn trong những năm gần đây. Rất nhiều các farm lớn tại Việt Nam đang đầu tư trồng cây dưa lưới này vì nó mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh trên dưa lưới do vi khuẩn; virus; nấm gây ra như phấn trắng, sương mai; thán thư gây đau đầu cho các nhà đầu tư trồng dưa lưới.

Bài viết đưa ra những bệnh thường gặp trên dưa lưới và cách phòng trị bằng Dung dịch sát khuẩn Sanodyna Veg&fruit.

Contents

Giới thiệu chung về dưa lưới

Dưa lưới là một loài thực vật dây leo trong họ Bầu bí, được trồng để lấy quả to, ngọt.. Cây tạo ra những bông hoa nhỏ màu vàng có đường kính 1,2–3,0 cm và quả lớn hình bầu dục đến tròn với thịt màu xanh lá cây đến màu da cam. Dưa lưới là một loại cây hàng năm và có thể phát triển chiều dài lên đến 3 m.

Dưa lưới chủ yếu được tiêu thụ dưới dạng trái cây tươi. Phần cùi có thể được chế biến thành nước giải khát tươi và hạt có thể rang và ăn.

Điều kiện phát triển của cây dưa lưới

  • Dưa lưới là cây trồng mùa nóng, cần nhiều nắng và thoát nước tốt để phát triển tối ưu; và phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 18 đến 28 ° C.
  • Dưa lưới sẽ cho năng suất tốt nhất nếu được trồng ở đất nhẹ; thoát nước tốt, giàu chất hữu cơ và có độ pH từ 6,0 đến 7,0.
  • Dưa vàng nên được trồng ở nơi có ánh nắng đầy đủ. Chúng cần được cung cấp đủ độ ẩm cho đất và bón phân thường xuyên.

Các giai đoạn trồng dưa lưới

Gieo hạt

  • Gieo trực tiếp ở những nơi có mùa sinh trưởng dài và ấm áp nhưng ở những vùng khí hậu mát hơn thì nên gieo trong nhà và cấy giống.
  • Nếu gieo hạt trực tiếp, hạt giống nên được gieo sau đợt sương giá cuối cùng và khi đất đã ấm lên ít nhất 18,4 ° C
  • Nếu cấy giống, hạt giống nên được gieo khoảng 3–4 tuần trước ngày sương giá cuối cùng trong khu vực của bạn và được cấy sau khi cây phát triển bộ lá thật đầu tiên.
  • Hạt giống gieo cả trong nhà và ngoài trời cần đất ẩm nhẹ để hạt nảy mầm, cần chú ý tránh để quá nhiều hạt vì hạt dễ bị thối. Hạt giống sẽ nảy mầm trong vòng 3–10 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ đất.

Chăm sóc và bảo vệ cây

Cây dưa lưới mọc nhiều và cần nhiều không gian để phát triển. Cây có thể được trồng thành giàn hoặc hàng rào để tiết kiệm diện tích. Cây cũng cần được cung cấp nước thường xuyên trong khi phát triển; nở hoa và đậu trái và những nơi không sử dụng phương pháp tưới nhỏ giọt; cây nên được tưới sâu mỗi tuần một lần. Lớp phủ có thể được sử dụng để duy trì độ ẩm của đất và lớp phủ polyetylen đen có ưu điểm là làm ấm đất.

Thu hoạch

Dưa lưới sẵn sàng được thu hoạch khi cuốn của dưa lưới nứt xung quanh và quả dưa có màu trắng ngà hay màu vàng, mùi thơm; gân lưới xuất hiện rõ.

Các bệnh thường gặp trên dưa lưới

Bệnh sương mai, đốm phấn

Bệnh do nấm Pseudoperonospora cubensis gây ra. Các sợi nấm hình ống len lỏi vào các tế bào trên lá hút các chất dinh dưỡng khiến cho lá cây từ màu xanh chuyển sang màu vàng, nâu nhạt.

Bệnh chạy dây, héo rũ

Bệnh do nấm Fusarium sp gây nên. Nấm bệnh phát triển mạnh trong điều kiện có độ ẩm cao; khu vực đất trũng và canh tác trên đất pha cát, đất thịt. Ở thời kỳ cây non nấm bệnh khiến toàn bộ lá dưa bị héo rũ; lá tái xanh, thân cây khô dần dần rồi chết. Đối với cây trưởng thành trên thân cây bị khô nứt; xuất hiện các vết sọc màu nâu; gốc cây bị xù xì, gồ lên làm tắc mạch dẫn; chất dinh dưỡng từ rễ không thể vận chuyển lên phía trên vì thế cây bị héo xanh.

Bệnh thối trái non

Bệnh do nấm Choanephora cucurbitarum gây ra. Nấm bệnh phát triển mạnh vào mùa mưa; có độ ẩm cao, mức độ lây lan nhanh chóng gây hại cho cây dưa. Vào khoảng 5- 7 ngày từ khi hoa thụ phấn nấm bệnh bắt đầu gây hại khiến cho các trái dưa non bị vàng úa; héo, teo lại, thối đen và rụng. Trong trường hợp bệnh nặng sẽ dẫn đến rễ bị thối và cây bị chết rũ.

Cách phòng trị do nấm, vi khuẩn, virus gây ra trên dưa lưới bằng Dung dịch sát khuẩn Sanodyna Veg&fruit

  • Ngâm ủ hạt giống : Pha theo tỉ lệ 1%-3% với nước ấm để ngâm ủ hạt giống
  • Xử lý giá thể: Ngâm giá thể với tỷ lệ từ 10% trở lên
  • Xử lý nấm trên lá: Phun phòng trên lá với tỷ lệ từ 10%-30% ( 1 – 3 lần / tuần)
  • Xử lý các bệnh về thân và rễ: Xịt trực tiếp dung dịch với tỷ lệ 10% – 30% vào các vùng bị nhiễm nấm, thối

(Tỉ lệ trên có thể thay đổi phụ thuộc vào các điều kiện; vị trí; thời tiết; số lượng nấm và vi khuẩn; virus khác nhau)

Sanodyna Veg&fruit phòng trị bệnh trên dưa lưới

Xem thêm thông tin tại:

http://sanodyna.com.vn

https://www.sanodynasystem.com/vi/agricoltura.php

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Cart