Cách bước bảo quản vải thiều tươi lâu, đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
Cây vải là cây ăn quả đặc sản có giá trị dinh dưỡng cao, với hương vị thơm ngon nhiều chất bổ, được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, quả vải có thời hạn bảo quản rất ngắn, nguyên nhân chủ yếu
là do vi sinh vật gây bệnh.
Bài viết cung cấp các bước bảo quản vải thiều tươi lâu, đáp ứng đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu.
Contents
Các bước bảo quản vải thiều
Bước 1: Thu hoạch vải thiều
- Nên thu hoạch vải thiều vào những ngày khô ráo, tránh ngày mưa. Chỉ thu hoạch vải khi vỏ quả đã chín đều. Có thể tính theo ngày, kể từ khi ra hoa, đến khi thu hái khoảng 102 – 109 ngày.
- Ngay sau khi hái xuống, nên buộc vải thành từng chùm khoảng từ 3kg – 5kg. Hoặc đựng trong các rổ thưa khoảng 10kg.
- Cần loại bỏ luôn những quả bị nứt vỡ, dập nát, thối, chín không đều và những quả dị hình.
Bước 2: Lựa chọn và phân loại vải thiều
Quả vải thiều đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Về độ chín: Thịt quả phải đạt được chất lượng mang hương thơm đặc trưng của vải thiều. Vị ăn vào ngọt đậm đà, tươi mọng nước. Tổng hàm lượng chất khô hòa tan của dịch quả vải không dưới 17%. Toàn bộ mỗi quả vải thiều không hề có mùi vị lạ nào khác. Đồng thời, màu sắc của trái vải tươi sáng, ửng hồng hoặc đỏ đồng đều toàn vỏ.
- Về cân nặng: Xét về đường kính khi cắt ở bề mặt ngang lớn nhất phải đạt được đúng như tiêu chuẩn đã cam kết trong hợp đồng mua bán giữa hai bên đối tác và không được nhỏ hơn 25mm. Đồng thời, số quả trong tổng lượng cân 1kg không nhiều hơn 65 quả, các cuống vải không dài quá 5mm và được ngắt ở “khất” tự nhiên của cuống quả. Những tiêu chuẩn khắt khe ở trên giúp đảm bảo chất lượng vải thiều xuất khẩu là sản phẩm nông sản tốt nhất.
- Về hình dáng: Quả vải thiều để có thể đạt chất lượng xuất khẩu còn phải đảm bảo về hình dáng quả. Quả phải tươi, đầy đặn và phát triển bình thường, không bị dập nát hoặc bầm. Đồng thời, chiều dài cuống quả phải đạt mức cho phép như đã thỏa thuận trước trong hợp đồng mua, bán sản phẩm.
Bước 3: Làm sạch bề mặt
- Bước cắt cuống phải thực hiện bằng kéo sắc, để cuống dài từ 0,3-0,5 (tuyệt đối không dùng tay bẻ cuống quả vải)
- Làm sạch các tạp chất cơ học bám trên bề mặt quả
Bước 4: Xử lý nấm và vi khuẩn gây bệnh
- Các thùng, sọt vải sau khi được đưa lên pallet sẽ được đưa vào thiết bị khử trùng để đảm bảo thể tích sản phẩm tối đa bằng 38% thể tích bên trong buồng… quy trình xử lý được điều khiển tự động hoàn toàn.
- Xử lý nấm và vi khuẩn trên vải thiều bằng nước rửa thực phẩm Sanodyna Food Wash đảm bảo diệt sạch nấm và vi khuẩn trên quả vải, tăng thời gian bảo quản
Bước 5: Hong khô
Để khô tự nhiên hoặc dùng quạt gió để thổi khô rồi đóng gói trong hộp xốp để vận chuyển đến nơi tiêu thụ bằng xe lạnh hoặc bảo quản trong kho mát có điều kiện nhiệt độ 4 – 5 độ C, độ ẩm không khí 90 – 95%. Cũng có thể dùng túi nhựa polyetylen để đựng vải quả vừa tránh mất nước và giữ được màu sắc vỏ quả được lâu hơn.
Bước 6 – 7: Đóng túi và đóng thùng bảo quản
Bao bì đóng gói vải thiều cần đảm bảo đúng quy cách như sau:
- Quả vải sẽ được đóng vào túi chất dẻo, có dung lượng từ 1kg-2kg quả
- Các túi chất dẻo chứa quả vải sẽ được đặt trong thùng carton có đục lỗ, có vách ngăn. Quy cách về hộp carton cho phép thỏa thuận trong hợp đồng mua bán sản phẩm
- Các thùng đóng gói phải có nhãn mác được ghi đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
Đọc thêm thông tin tại https://sanodyna.com.vn/so-che-trai-cay-xuat-khau-bang-sanodyna-food-wash/
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Công ty TNHH Sanodyna Việt Nam
Địa chỉ: Số 2B, Ngách 10, Ngõ 110 Nguyễn Hoàng Tôn, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0969 689 538 & 0964 803 899
Website: https://sanodyna.com.vn/
Email: sanodyna.vn@gmail.com
Chi phí để bảo quản 1 tấn vải thiều khi dùng dung dịch là bao nhiêu ?
Cảm ơn Doanh nghiệp đã để lại bình luận. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về cách sử dụng sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ hotline 0964 803 899 để được giải đáp nhé.