Tin Tức

Các cách trị bệnh sương mai thường gặp trên cây trồng.

by in Nông nghiệp Tháng Mười Một 5, 2020

Bệnh sương mai hay còn gọi là ( Downy Mildew) là một trong những bệnh phổ biến thường gặp trên cây trồng. Bài viết hôm nay Sanodyna sẽ chia sẻ với quý bạn đọc về nguyên nhân gây bệnh; thời điểm nhiễm bệnh và các cách trị bệnh sương mai.

Một mẫu lá bị nhiễm bệnh sương mai
Một mẫu lá bị nhiễm bệnh sương mai

Bệnh sương mai là gì?

Như đã biết bệnh sương mai có tên gọi quốc tế là (Downy Mildew) do nấm Peronospora parasitica gây nên; nấm có khản năng gây bệnh trên tất cả các bộ phận của cây trồng như thân; lá, cành tuy nhiên phần lá là nơi bị tổn thương nghiêm trọng nhất

Các loại cây dễ nhiễm bệnh sương mai: Các loại cây họ bầu bí như: Dưa chuột; dưa leo, mướp ngọt, khổ qua, bí xanh, bí đỏ. Cây hoa lan, hoa hồng, hoa cúc, ớt, nho, hành…..

Bệnh sương mai giai đoạn nguy hiểm Lá và quả nho, do sự sinh sản tích cực của nấm, được bao phủ bởi một lớp phủ giống như nấm mốc

Thời điểm dễ bùng phát bệnh sương mai:

Bệnh phát triển gây hại mạnh trong điều kiện ẩm độ cao; tuy nhiên điều kiện khô hanh lại thuận lợi cho sự phát tán của bào tử nấm bệnh trên đồng ruộng. Đặc biệt, bệnh phấn trắng gây hại cả 2 mặt lá; nhưng thường phát sinh gây hại mạnh ở mặt trên. Nấm bệnh tồn tại trong hạt giống tàn dư cây bệnh và lan truyền theo gió.

Xem thêm tại : https://en.wikipedia.org/wiki/Downy_mildew

Dấu hiệu nhận biết bệnh sương mai

Đa phần khi các cây xuất hiện bệnh sương mai thì phía mặt trên của lá thường không phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh; tuy nhiên phía trên của lá đôi khi cũng có những chấm nhỏ màu vàng và lan rộng mang màu nâu chạy dọc theo phần gân lá.

Mặt khác ở mặt dưới của lá dấu hiệu của bệnh thể hiện rất rõ rệt xuất hiện những lớp phận mịn màu trắng xám. Khi bệnh chuyển biến nặng hơn thì sinh ra hiện tượng khô lá và rất dễ bị rách.

Bệnh sương mai trên mặt trước và mặt sau lá

Các cách trị bệnh sương mai phổ biến

Cách 1: Nhổ gốc bị bệnh

Nhổ và đốt các cây bị bệnh sương mai để ngăn chặn bệnh bùng phát; và lây lan trên diện rộng. Áp dụng cho các trường hợp số lượng cây bị nhiễm bệnh còn ít; và chưa xuất hiện nhiều trên diện rộng.

Nhổ các gốc bị bệnh sương mai và tiêu hủy

Cách 2 sử dụng các loại thuốc đặc trị nấm Peronospora Parasitica

Sử dụng phương pháp phun thuốc để ngừa hoặc khi bệnh mới xuất hiện từ khi cây dưa có 3 – 4 lá thật. Tiếp đến phun ướt đều hai mặt lá, chủ yếu là mặt dưới lá. Sau đó phun 2-3 lần cách nhau 7 ngày/lần.

Phun thuốc trị nấm trên cây trồng

Tuy nhiên; cách này không nên sử dụng lâu dài vì ảnh hưởng đến chất lượng của hoa quả sau khi thu hoạch và gây tác động xấu đến môi trường.

Cách 3: Sử dụng dung dịch tiêu diệt nấm mốc gây bệnh 100% tự nhiên Sanodyna

Sanodyna là một lựa chọn khả thi để kiểm soát bệnh phấn trắng trên hoa cúc đồng tiền. Khi người trồng phun Dung dịch Sanodyna Veg – Fruit hai lần một tuần; thì mức độ nghiêm trọng của bệnh phấn trắng giảm đáng kể so với tuần đầu.

Sau 5 tuần điều trị, mức độ nghiêm trọng của bệnh phấn trắng sẽ giảm xuống còn 50%. Dùng Sanodyna với thuốc diệt nấm không ảnh hưởng đến số lượng hoa được tạo ra; so với khi dùng với thuốc diệt nấm hoặc khi không điều trị.

Sau khi nghiên cứu, Sanodyna là một giải pháp thay thế tiềm năng cho thuốc diệt nấm. Có thể kiểm soát bệnh phấn trắng trên hoa đồng tiền. Thêm vào đó, trong một báo cáo trước đây, Sanodyna đã nhanh chóng tiêu diệt nhiều loại bào tử nấm và sợi nấm và một số loại vi khuẩn.

Khi được sử dụng trong một hệ thống thích hợp. Sanodyna làm giảm bệnh phấn trắng và cũng có hiệu quả khi kết hợp với hầu hết các loại thuốc trừ sâu. Một lượng axit nhẹ của Sanodyna có thể thay thế một phần ứng dụng hóa học truyền thống khi kiểm soát dịch bệnh trên rau.

Từ đó mang lại hiệu quả cao hơn với chi phí thấp hơn; bên cạnh đó giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe con người.

Xem thêm về dung dịch Sanodyna Veg -Fruit : https://sanodyna.com.vn/2020/10/12/sanodyna-vegfruit-dong-hanh-cung-nen-nong-nghiep-xanh/

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Cart